05/12/2023

T&T GROUP 30 NĂM CỐNG HIẾN VỚI LÒNG TỰ TÔN DÂN TỘC

Trước khi đạt giải thưởng cao quý ấy, ông Đỗ Quang Hiển đã có hơn một thập kỷ dựng nghiệp. T&T ra đời năm 1993. T&T là viết tắt của "Thanh và Thành" - tên hai cụ thân sinh của doanh nhân Đỗ Quang Hiển, nhưng cũng có nghĩa là "Trade & Technology"- thương mại và công nghệ. Chỉ hai năm sau, T&T đã đạt tới vị thế số 1 tại miền Bắc về điện tử điện lạnh. Và 10 năm sau đó, giai đoạn 1999-2005, ở một bước tiến khác, T&T trở thành nhà sản xuất trong nước dẫn đầu thị phần xe máy, vượt qua các thương hiệu FDI hàng đầu thế giới khác

Theo CafeF: https://cafef.vn/tt-group-30-nam-cong-hien-voi-long-tu-ton-dan-toc-188231201222534301.chn

Trước khi đạt giải thưởng cao quý ấy, ông Đỗ Quang Hiển đã có hơn một thập kỷ dựng nghiệp. T&T ra đời năm 1993. T&T là viết tắt của "Thanh và Thành" - tên hai cụ thân sinh của doanh nhân Đỗ Quang Hiển, nhưng cũng có nghĩa là "Trade & Technology"- thương mại và công nghệ.

Chỉ hai năm sau, T&T đã đạt tới vị thế số 1 tại miền Bắc về điện tử điện lạnh. Và 10 năm sau đó, giai đoạn 1999-2005, ở một bước tiến khác, T&T trở thành nhà sản xuất trong nước dẫn đầu thị phần xe máy, vượt qua các thương hiệu FDI hàng đầu thế giới khác

Một bước tiến nhiều giá trị. Lần đầu tiên Việt Nam hình thành nền sản xuất công nghiệp xe máy, và điều đặc biệt là nó đến từ cú huých của một doanh nhân, nguồn lực từ kinh tế tư nhân. Giá trị sâu hơn và khó đong đếm, việc phủ sóng một phương tiện vận tải lợi hại đã góp phần thay đổi diện mạo hoạt động giao thương trên cả nước, đặc biệt ở khu vực nông thôn; xe máy trở thành phương tiện sinh kế và thay đổi đời sống nhiều người dân, thậm chí cho đến nay.

Bước tiến lớn nhiều giá trị của T&T giai đoạn đó có từ điểm xuất phát thấp.

Trong một lần trò chuyện với báo chí, PGS.TS. Trần Đình Thiên – nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhìn lại, từ năm 1986, nền kinh tế Việt Nam bước vào công cuộc Đổi mới từ một điểm xuất phát thấp. Sự phát triển trong các ngành sản xuất, trên các thị trường là biểu hiện, nền tảng nằm ở nguồn lực. Nguồn lực nhà nước khi đó có hạn, động lực kinh tế tư nhân còn yếu.

Tuy nhiên, Đổi mới đã mở ra cánh cửa cho sự phát triển của kinh tế tư nhân. Những doanh nhân tài năng và năng động hình thành từ điểm xuất phát thấp đó, nỗ lực để lớn mạnh và góp sức xây dựng một nền kinh tế ở top đầu ASEAN hiện nay. Theo PGS.TS. Trần Đình Thiên, nếu không có lực lượng doanh nhân, lực lượng các doanh nghiệp tư nhân hình thành qua giai đoạn Đổi mới, đặc biệt là những doanh nhân lớn với lòng tự tôn dân tộc dẫn dắt, thì "cá mập" bên ngoài hẳn đã nhảy vào thâu tóm nhiều lợi thế với giá của một nền kinh tế mở cửa từ một điểm xuất phát thấp.

Bản thân ông Đỗ Quang Hiển và T&T cũng có điểm xuất phát như vậy, thậm chí từ khó khăn như tay trắng. Trước khi lên ngôi trong lĩnh vực sản xuất xe máy, điểm xuất phát chỉ là một tờ giấy phép, bởi công ty khi đó vừa trải qua giai đoạn khủng hoảng và nợ thuế.

"Khi đó trong tay tôi không có tiền, nhưng phía đối tác đề nghị chỉ cần tôi xin được giấy phép còn phía họ sẽ lo về vốn, linh kiện và dây chuyền. Lúc đấy tôi như chết đuối vớ được cọc, khó khăn chỉ là xin giấy phép và thật may mắn khi tôi gặp được nhiều người sẵn sàng giúp đỡ tôi trong vấn đề này", Nhà sáng lập T&T Group kể lại.

Nhưng, để trở thành vị doanh nhân, tổ chức tư nhân đầu tiên thiết lập một ngành công nghiệp sản xuất xe máy tại Việt Nam, thay đổi diện mạo giao thương và đời sống nhiều người dân khi đó, điểm xuất phát tầm cao ở Đỗ Quang Hiển và T&T là tầm nhìn, ý chí, hoài bão và niềm tin. Những giá trị đó đã hun đúc ngay từ những năm đầu nền kinh tế Đổi mới và mở cửa, khi cậu nhân viên trẻ được cử ra nước ngoài học kỹ thuật và công nghệ để rồi về tự mày mò chuyển đổi từ monitor máy tính thành máy thu hình, tạo nên cơn sốt tivi khắp cả nước, làm ăn với người Nhật và trở thành vị doanh nhân số 1 miền Bắc về điện tử điện lạnh…

Nhận xét ngắn gọn về doanh nhân Đỗ Quang Hiển, PGS.TS Trần Đình Thiên nói: "Tên tuổi của ông Hiển luôn gắn liền với nền tảng doanh nghiệp và làm cho khái niệm về doanh nhân Việt Nam trở nên rất chân thực và rất có giá trị với đất nước này. Đó là khái niệm về doanh nhân dân tộc!"

Caption

Vẫn là câu hỏi đó, nếu không có những doanh nhân lớn, những nguồn lực kinh tế tư nhân lớn giai đoạn trước thì nền kinh tế Việt Nam hiện nay sẽ ra sao?

Câu trả lời nhìn về ở một tuyến khác. Cùng thời điểm T&T ra đời, Việt Nam bắt đầu ghi nhận sự xuất hiện của mô hình ngân hàng tư nhân, khi đó chủ yếu là các ngân hàng cổ phần nông thôn. Làn sóng chuyển đổi lên đô thị những năm 2005-2007 tạo bước thay đổi căn bản trong sự phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam, ảnh hưởng cho đến nay.

Đã có những vấp ngã và trả giá trong quá trình chuyển đổi ngân hàng nông thôn lên đô thị, nhưng hơn hết là những thành công và vững bền. Và nếu không có nguồn lực kinh tế tư nhân thì không có một hệ thống ngân hàng lớn mạnh như hiện nay, đang gánh đỡ sức nâng tín dụng tới hơn 120% GDP trên nền tảng nhiều thành viên đã lần lượt đạt chuẩn Basel II và thậm chí Basel III.

Năm 2005, doanh nhân Đỗ Quang Hiển và T&T tham gia lĩnh vực mới: đầu tư vào Ngân hàng Nhơn Ái, chuyển đổi và phát triển thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB). "Chính cái tên Nhơn Ái đã tạo cho tôi cảm xúc và quyết định đầu tư khi đó, bởi Nhơn Ái là Nhân Ái, là từ Tâm, cái Tâm của mình", ông Hiển chia sẻ về bước tiến mới của T&T sau thành công ở tuyến đầu sản xuất công nghiệp và thương mại trước đó.

Ở lĩnh vực ngân hàng, SHB nhanh chóng trở thành một trong những ngân hàng TMCP tư nhân hàng đầu của Việt Nam, vươn tầm sang Lào và Campuchia. Không những vượt qua ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, không những vững vàng trong cuộc thử lửa đầy khắc nghiệt 2011-2012, nếu không có sự vào cuộc của SHB và cổ đông lớn T&T thì hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể đã phải ghi nhận một thách thức lớn như những trường hợp mua lại bắt buộc khó khăn kéo dài cho đến nay. Năm 2012, SHB tiên phong nhân sáp nhập Habubank trong một câu chuyện chưa từng có tiền lệ, và ngay sau đó vào cuộc tái cơ cấu Bianfishco – một doanh nghiệp thủy sản lớn phía Nam với hàng trăm hộ dân nuôi trồng từng điêu đứng… Đến nay, SHB đã có mặt trong Top 4 ngân hàng TMCP tư nhất lớn nhất Việt Nam.

Cùng giai đoạn T&T mở hướng đầu tư mới sang lĩnh vực ngân hàng, nền kinh tế Việt Nam bước vào cuộc hội nhập lớn với sự kiện gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vào năm 2007. Ngay sau đó là chuỗi các hiệp định thương mại lần lượt ký kết với các đối tác lớn, thúc đẩy những làn sóng đầu tư và phát triển mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực. Doanh nhân Đỗ Quang Hiển và T&T tiếp tục khẳng định vị thế ở những tuyến đầu, tự chủ và tự cường trong cuộc hội nhập lớn này.

Với mục tiêu phát triển các dự án mang tầm vóc và kiến tạo giá trị bền vững, T&T Group đã hợp tác với các đối tác hàng đầu trên thế giới để đầu tư kinh doanh trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động, kinh doanh của mình như: năng lượng sạch, bất động sản xanh, hạ tầng giao thông và logistics, bảo hiểm, tài chính đầu tư, nông nghiệp công nghệ cao, y tế, giáo dục… Các mối quan hệ hợp tác này đã đạt kết quả, giúp nhiều dự án quy mô lớn của T&T Group và đối tác đi vào thực tế, đang phát huy hiệu quả góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Với uy tín được tạo lập trong phát triển xanh, phát triển bền vững, T&T Group đã được Standard Chartered – định chế tài chính quốc tế hàng đầu thế giới cam kết thu xếp khoản tài chính lên tới 6 tỷ USD tài trợ cho các dự án xanh của T&T Group triển khai tại Việt Nam… Chiến lược tăng cường hợp tác quốc tế của T&T Group là nhằm tranh thủ được nguồn lực tài chính, năng lực quản trị, nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn hàng đầu trên thế giới.

Và dĩ nhiên, với công chúng, cái tên Bầu Hiển và T&T đã quá gần gũi trong những thành công vượt bậc của bóng đá Việt Nam giai đoạn vừa qua. Với cộng đồng, hàng nghìn ngôi nhà tình nghĩa đã được doanh nhân Đỗ Quang Hiển, thương hiệu T&T và SHB xây dựng trên cả nước, hàng trăm tỷ đồng mỗi năm hỗ trợ người nghèo và trẻ em khó khăn. T&T cũng đặc biệt quan tâm đến việc tài trợ xây dựng, bảo tồn, tu bổ, nâng cấp các công trình văn hóa, lịch sử, tâm linh tại nhiều địa phương. Và đặc biệt trong cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19, hai thương hiệu lớn T&T và SHB cùng các thành viên trong hệ sinh thái luôn có mặt hỗ trợ những tuyến đầu chống dịch cũng như hầu hết các địa phương trong cả nước với ngân sách ghi nhận tới hơn 1.500 tỷ đồng…

"Từ ước mơ trên ghế nhà trường tới tích luỹ tri thức để trưởng thành và chuyển biến thành khát vọng cống hiến, để làm được những giá trị sau 30 năm, phải quyết tâm theo đuổi, kiên định, cầu thị cùng với khát vọng cống hiến, đương đầu với bao khó khăn thử thách.

Thứ nữa luôn phải có tâm, khởi nguồn từ tâm và lấy văn hóa làm nền tảng. Nó phải ở trong mọi suy nghĩ, lời nói, hành động để đạt được khát vọng dân tộc để từ đó mới hình thành doanh nhân dân tộc, cống hiến cho cộng đồng, cho xã hội", Chủ tịch T&T Đỗ Quang Hiển chiêm nghiệm.

Nhưng, 30 năm tới thì sao? Cạnh tranh sẽ lớn hơn. Thách thức sẽ nhiều hơn.

"Tại T&T, thách thức và mục tiêu phía trước đòi hỏi mỗi người phải nâng lên một tầm cao mới. Tất cả hệ thống phải thay đổi. Phải xác định được sứ mệnh của mình là gì? Bản thân mỗi người T&T phải có trách nhiệm, tâm huyết, cầu thị hơn nữa. Nếu không thay đổi được, mình sẽ không hoàn thành được sứ mệnh của chính mình, không thể đóng góp cho sứ mệnh chung của Tập đoàn, Đất nước. Như lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: "Tự soi, tự sửa". Chúng ta tri ân quá khứ, tiếp nối và kế thừa, sống bằng hiện tại và tương lai để lấy đó mà tiến lên", doanh nhân Đỗ Quang Hiển chia sẻ khi hướng về hành trình nối tiếp.

Chia sẻ: